1. NGHỊ ĐỊNH

Ngày 05/7/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 41/2022/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện.

  • Theo đó, tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân có các hoạt động liên quan đến vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện đều phải mở sổ để ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo và minh bạch thông tin theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.
  • Đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện kiêm nhiệm, không tổ chức kế toán riêng để hạch toán các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện phải hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị, theo chế độ kế toán mà đơn vị đang áp dụng.
  • Ngoài ra, đơn vị phải mở sổ chi tiết để theo dõi riêng cho các hoạt động này, đảm bảo quản lý, sử dụng đúng mục đích. Hàng năm hoặc định kỳ phải lập báo cáo thu, chi đối với hoạt động xã hội, từ thiện theo quy định tại Thông tư này, thực hiện công khai số liệu theo quy định của pháp luật, đồng thời phải thuyết minh riêng số liệu các hoạt động xã hội, từ thiện trên báo cáo tài chính của đơn vị minh bạch và rõ ràng.

    2. QUYẾT ĐỊNH

 Ngày 06 tháng 07 năm 2022, theo Quyết định số 1366/QĐ-BTC công bố 6 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 2 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Cụ thể, 6 chuẩn mực kế toán công Việt Nam được công bố đợt 2 bao gồm:

  • Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 05 “Chi phí đi vay”
  • Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 09 “Doanh thu từ các giao dịch trao đổi”
  • Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 11 “Hợp đồng xây dựng”
  • Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 14 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”
  • Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 23 “Doanh thu từ các giao dịch không trao đổi”
  • Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 24 “Trình bày thông tin ngân sách trong báo cáo tài chính”.

LƯU Ý:

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 05 “Chi phí đi vay” quy định phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay. Bên cạnh đó, nguyên tắc chung là phải ghi nhận ngay chi phí đi vay vào chi phí đơn vị; tuy nhiên chuẩn mực này có quy định việc vốn hóa chi phí đi vay liên tục trực tiếp đến việc đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang theo phương pháp thay thế được chấp nhận.

  • CÔNG VĂN

1. THUẾ GTGT

Ngày 06 tháng 07 năm 2022, theo Công văn 31253/CTHN-TTHT năm 2022 về giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

– Căn cứ Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế:

+Trường hợp: hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

  • Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ áp dụng với mức thuế GTGT là 8%
  • Cơ sở kinh doanh tính theo phương pháp tỷ lệ % được giảm 20% khi xuất hóa đơn, dịch vụ quy định định tại khoản 1 điều này
  • Cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn cho hàng hóa , dịch vụ được giảm thuế thì không được giảm thuế GTGT.

2. THUẾ TNCN

Ngày 06 tháng 07 năm 2022, theo Công văn 31196/CTHN-TTHT năm 2022 về chính sách thuế thu nhập cá nhân và miễn giảm thuế theo Hiệp định do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

– Căn cứ Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính tại Điều 13.Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ dịch vụ cá nhân:

+ Đối với cá nhân là đối tượng cư trú của Nước có ký kết hiệp định với Việt Nam và có thu nhập tại Việt Nam thì phải nộp thuế với khoản thu nhập đó

+ Đối với cá nhân được miễn thuế khi có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày, chủ lao động không phải là đối tượng cư trú của Việt Nam, tiền công đó không do một cơ sở thường trú mà chủ lao động có tại Việt Nam chịu và phải trả.

3. THUẾ TNDN

Ngày 18 tháng 07 năm 2022 theo Công văn 2594/TCT-CS năm 2022 về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP do Tổng cục Thuế ban hành

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch, trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp xác định theo năm tài chính áp dụng quy định tụi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành

Doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, không bao gồm các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.

4. HÓA ĐƠN

Ngày 18 tháng 07 năm 2022 theo  Công văn 34787/CTHN-TTHT năm 2022 về xử lý sai sót đối với hóa đơn điện tử do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành.

Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

+ Tại Điều 19 quy định về xử lý hóa đơn có sai sót:

  • Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo cho cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS- HĐĐT về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để được cấp mã mới thay thế để gửi cho người mua .
  • Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ người mua những không sai mã số thuế thì người bán thông bán cho người mua về hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn mới, và lập Mẫu số 04/SS- HĐĐT gửi cho cơ quan thuế
  • Trường hợp sai mã số thuế , sai sót về số tiền , thuế suất ,.. người bán lập hóa đơn điều chỉnh hóa đơn đã có sai sót hoặc lập hóa đơn thay thế trừ khi có thỏa thuận thì lập văn bản ghi rõ lý do.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
Được hỗ trợ bởi Dịch