1. Công văn số 2921/TCT-CS ngày 03/8/2021 về hạch toán chi phí được trừ đối với chi phí mua và tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 của doanh nghiệp

Tại điểm 2.3 1 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC, khoản 4 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC) quy định như sau:

“2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau :

. . .

– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).”

Căn cứ quy định nêu trên, đối với khoản chi mua và tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho người lao động trong doanh nghiệp, nếu đáp ứng các điều kiện các khoản chi được trừ và không thuộc các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Công văn số 2953/TCT-TTKT ngày 6/8/2021 về việc xác định chi phí lãi vay trong doanh nghiệp có giao dịch liên kết

– Trường hợp Công ty A chỉ phát sinh giao dịch liên kết với đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với Công ty A và không bên nào hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ thì Công ty A được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ.

– Công ty A là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai và có phát sinh giao dịch liên kết với Công ty B trong các kỳ tính thuế từ năm 2017 đến năm 2019 thì Công ty A thuộc đối tượng áp dụng Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ. Theo đó, trường hợp trong năm 2017, 2018, 2019 Công ty A có phát sinh chi phí lãi vay thì chi phí lãi của Công ty A được xác định theo quy định của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP; Nghị định số 68/2020/NĐ-CP và quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp có liên quan.

3. Nghị định 44/2021/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19

Theo đó:

1. Tổ chức, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại VN thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ.

2. Đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ bao gồm:

    + Ủy ban MTTQVN các cấp;

    + Cơ sở y tế; đơn vị lực lượng vũ trang;

    + Cơ sở giáo dục; cơ quan báo chí; quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; quỹ từ thiện, nhân đạo;…

3. Hồ sơ xác định chi phí ủng hộ, tài trợ được trừ gồm:

    + Biên bản xác nhận ủng hộ, tài trợ hoặc văn bản, tài liệu (giấy/điện tử) xác nhận khoản chi có chữ ký, đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp là bên ủng hộ, tài trợ và đại diện của đơn vị nhận;

    + Hóa đơn, chứng từ hợp pháp của khoản chi.

4. Nghị định 44/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/3/2021 và áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2020 và năm 2021.

4. Công văn số 12557/CTBDU-TTHT về việc khấu trừ, kê khai thuế đối với khoản chiết khấu thương mại cho hộ kinh doanh, cá nhân, kinh doanh, hộ sản xuất nông nghiệp – Công ty TNHH GuyoMarc’h Việt Nam

Căn cứ công văn số 12557/CTBDU-TTHT của Cục thuế Tỉnh Bình Dương ngày 17/08/2021 về việc khấu trừ, kê khai thuế đối với khoản chiết khấu thương mại cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, hộ sản xuất nông nghiệp như sau:

“Cục Thuế tỉnh Bình Dương nhận được công văn số 300721/Guyo của Công ty TNHH GUYOMARC’H VIỆT NAM (viết tắt “Công ty”) về việc khấu trừ, kê khai thuế đối với khoản chiết khấu thương mại cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, hộ sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi) trực tiếp. Qua nội dung công văn của Công ty, Cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ các quy định nêu trên, theo nội dung trình bày tại văn bản. Cục Thuế trả lời nguyên tắc cho Công ty như sau:

1. Trường hợp Công ty bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC cụ thể là thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản cho hộ khoán và có khoản chiết khấu thương mại thì thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ khoán kể từ thời điểm thông tư 40/2021/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2021, Công ty thực hiện nộp thuế thay theo mức thuế suât thuế TNCN là 0,5% theo phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC.

2. Trường hợp Công ty bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC cụ thể là thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản cho cá nhân tự sản xuất nông nghiệp và phát sinh các khoản chiết khấu thương mại thì thuộc trường hợp không kê khai, nộp thuế GTGT. Đồng thời được miễn thuế TNCN theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC nếu có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất hợp pháp, thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất và các sản phẩm chưa qua chế biến thành các thành phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.

   Trường hợp cá nhân kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện trên để được miễn thuế TNCN và Công ty thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay thì thự hiện như sau: Công ty thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh theo tờ khai thuế mẫu số 01/CNKD, phụ lục 01-1/BK-HĐKD ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC và áp dụng mức thuế suất thuế TNCN là 0,5%.

   Trường hợp cá nhân kinh doanh chưa có mã số thuế và phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước thì cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng kí thuế tại cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thực hiện chi tiết tại điều 7 của thông tư 105/2020/TT-BTC nêu trên.

…”

5. Công văn số 2753/TCT-CS ngày 23/7/2021 về việc hướng dẫn chính sách thuế TNDN đối với hoạt động chế biến thuỷ sản

Tổng cục Thuế có ý kiến về nguyên tắc như sau:

Kể từ kỳ tính thuế năm 2015, thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động chế biến thủy sản nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định được hưởng mức ưu đãi thuế TNDN như sau :

– Nếu phát sinh tại địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được áp dụng miễn thuế TNDN.

– Nếu phát sinh tại địa bàn kinh tế xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%.

6. Công văn số 2768/TCT-PC ngày 26/7/2021 về xử phạt vi phạm hành chính thuế, hoá đơn

– Về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế

Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của cùng một sắc thuế (thuộc nhóm hành vi vi phạm về thủ tục thuế) có hạn nộp trước và sau ngày 05/12/2020 thì cơ quan thuế áp dụng nguyên tắc tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP để xử phạt về 01 hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện với tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần (Cơ quan thuế căn cứ quy định tại Nghị định số 129/2013/NĐ-CP và Nghị định số 125/2020/NĐ-CP xác định mức phạt tiền tương ứng với hành vi vi phạm từng thời kỳ để xác định hành vi có mức phạt tiền cao nhất).

Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế cùng một sắc thuế (thuộc trường hợp bị xử phạt về hành vi trốn thuế có hạn nộp trước và sau ngày 05/12/2020 thì cơ quan thuế xử phạt về từng hành vi trốn thuế theo quy định. Hành vi trốn thuế thực hiện sau sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.

– Về hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm

Trường hợp người nộp thuế thực hiện hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều l6 (khai sai dẫn đến thiếu thuế), Điều 17 (trốn thuế) Nghị định số 125/2020/NĐ-CP thì không bị xử phạt theo Điều 28 (hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn) Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.

Trường hợp người nộp thuế lập hóa đơn không đúng thời điểm thuộc hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn (Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP) và hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP thì người nộp thuế bị xử phạt về từng hành vi vi phạm theo quy định.

7. Công văn số 2719/TCT-CS ngày 22/7/2021 về giá đất tính lệ phí trước bạ

– Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 về bảng giá đất;

– Căn cứ quy định tại khoản 1a, khoản 1b Điều 3 Thông tư số 301/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định về giá tính lệ phí trước bạ;

Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất được xác định theo diện tích đất chịu lệ phí trước bạ (m2) nhân với Giá một mét vuông đất (đồng/m2) tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành (được xây dựng định kỳ 5 năm một lần).

8. Công văn 2731/TCT-QLN ngày 22/7/2021 về hồ sơ xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp

– Xác nhận bằng văn bản về việc Công ty cổ phần Khoáng sản và luyện kim Bắc Á không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước (người nộp thuế thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 94/2019/QH14 và Điều 1 Thông tư số 69/2020/TT-BTC nêu trên);

– Chi tiết tiểu mục 4943, 4944 đảm bảo tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp một lần, tiền thuê mặt nước nộp một lần không đưa vào đề nghị xóa nợ.

– Hồ sơ đề nghị xóa nợ gửi về Tổng cục Thuế phải là bản chính hoặc bản sao có ký, đóng dấu của cơ quan quản lý thuế. Đề nghị Cục Thuế hoàn thiện lại hồ sơ đề nghị xóa nợ của Công ty Cổ phần Khoáng sản và luyện kim Bắc Á theo đúng quy định tại Thông tư số 69/2020/TT-BTC nêu trên.

9. Công văn số 2838/TCT-KTNB ngày 28/7/2021 của TCT chỉ đạo các Cục thuế kiểm tra, rà soát phòng ngừa rủi ro về hành vi mua bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp

– Thu thập thông tin dữ liệu về tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp (gọi chung là NNT) do Cục Thuế, Chi cục Thuế đang quản lý và thông tin về NNT từ các cơ quan khác như: Thông tin giao dịch đáng ngờ từ cơ quan giám sát Ngân hàng; Thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước khác (Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan khác. . .); Đơn thư tố cáo; Phương tiện thông tin truyền thông . . .

– Tổ chức nhận dạng doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về in, phát hành, sử dụng, mua bán hóa đơn bất hợp pháp, nắm bắt hành vi, cách thức của NNT sử dụng, mua bán hóa đơn bất hợp pháp theo hướng dẫn tại Công văn số 2928/TCT-TTKT ngày 22/7/2020 của Tổng cục Thuế về việc thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT. Đồng thời nhận biết các dấu hiệu về hành vi và cách thức của NNT mua bán, sử dụng hóa đơn như doanh nghiệp có phát hành hóa đơn số lượng lớn nhưng tạm ngưng kinh doanh hoặc những Doanh nghiệp đã có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh nhưng xin hoạt động trở lại, có doanh thu biến động lớn sử dụng nhiều hóa đơn nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc số thuế phải nộp không tương xứng với doanh thu; những doanh nghiệp báo cáo sử dụng hóa đơn có số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (0) hoặc lượng hóa đơn sử dụng lớn bất thường.

– Lập danh sách NNT có rủi ro về in, phát hành, sử dụng, mua bán hóa đơn bất hợp pháp (NNT có rủi ro về hóa đơn); Rà soát, phân tích dữ liệu đã thu thập về NNT để nhận diện, xác định danh sách NNT có rủi ro về hóa đơn. Phân tích rủi ro để xác định NNT có rủi ro cao về hóa đơn.

– Tổ chức giám sát chặt chẽ đối với NNT có rủi ro cao về hóa đơn.

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
Được hỗ trợ bởi Dịch