Việt Nam đã tích cực triển khai ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế. Các đối tượng trong và ngoài nước có phát sinh thu nhập giữa các nước đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần rất quan tâm đến vấn đề này. Hãy theo dõi bài viết để có cái nhìn chi tiết nhất cũng như cập nhật các công văn thuế giải đáp vướng mắc của các doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề này.

Ngày 06/08/2014 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam như sau:

+ Tại Điều 1 hướng dẫn đối tượng chịu thuế nhà thầu:

“ Điều 1. Đối tượng áp dụng

  1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu. …”

+ Tại Điều 2 hướng dẫn đối tượng không áp dụng như sau:

“ Điều 2. Đối tượng không áp dụng

Hướng dẫn tại Thông tư này không áp dụng đối với:

…3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.”

Ngày 18/10/2023, Công văn số 74365/CTHN-TTHT của Cục Thuế TP Hà Nội trả lời văn bản số 010923/AFRYVN ngày 07/09/2023 của Công ty TNHH AFRY Việt Nam về việc xác định đối tượng chịu thuế nhà thầu, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ban hàng ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam …

Căn cứ Hiệp định giữa chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Vương quốc Thái Lan về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập như sau:

+ Tại Điều 7 quy định về lợi tức doanh nghiệp như sau:

“1. Lợi tức của một xí nghiệp của một Nước ký kết sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó, trừ trường hợp xí nghiệp có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Nước kia. Nếu xí nghiệp có hoạt động kinh doanh theo cách trên, thì các khoản lợi tức của xí nghiệp có thể bị đánh thuế tại Nước kia nhưng chỉ trên phần lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú đó.”

  • Tại Điều 23 quy định về biện pháp loại trừ việc tránh đánh thuế hai lần như sau:

“ĐIỀU 23. BIỆN PHÁP LOẠI TRỪ VIỆC ĐÁNH THUẾ HAI LẦN

…3. a. Khi đối tượng cư trú của Thái Lan có thu nhập mà theo những quy định tại bản Hiệp định này có thể phải nộp thuế tại Việt Nam, Thái Lan sẽ cho phép trừ vào số thuế thu nhập của đối tượng cư trú đó một khoản bằng số thuế đã nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, số thuế được trừ đó sẽ không vượt quá phần thuế tại Thái Lan được tính cho khoản thu nhập đó trước khi cho phép trừ.”

– Căn cứ Điều 62 Thông tư 80/2021/TT-BTC ban hành ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần như sau:
“Điều 62. Thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Hiệp định thuế)
1. Đối với nhà thầu nước ngoài:
….b) Đối với phương pháp trực tiếp:
b.1) Đối với hoạt động kinh doanh và các loại thu nhập khác:
b.1.1) Trong thời hạn 15 ngày trước thời hạn khai thuế, nhà thầu nước ngoài hoặc bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập cho nhà thầu nước ngoài gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế, hồ sơ gồm:
b.1.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b.1.1.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hóa lãnh sự
b.1.1.3) Bản sao hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có xác nhận của người nộp thuế;
b.1.1.4) Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
…b.1.5) Trường hợp năm trước đó đã có hồ sơ đề nghị miễn giảm thuế theo Hiệp định thuế thì các năm tiếp theo chỉ cần gửi các bản sao hợp đồng kinh tế mới ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài (nếu có) có xác nhận của người nộp thuế.
b.1.6) Trong thời hạn 15 ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc trước khi kết thúc năm tính thuế (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước) nhà thầu nước ngoài gửi bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hoá lãnh sự của năm tính thuế đã cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập. Trong phạm vi 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận cư trú, bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập có trách nhiệm nộp cho cơ quan thuế bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú này.
b.1.7) Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được Giấy chứng nhận cư trú thì nhà thầu nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hoá lãnh sự trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.
Căn cứ quy định nêu trên, Công ty TNHH ARFY Việt Nam có mua bản dịch vụ với công ty cư trú tại Thái Lan (không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) thì:
– Trường hợp 1: Công ty ở nước ngoài (Công ty cư trú tại Thái Lan) có phát sinh hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận giữa Công ty ở nước ngoài và Công ty ở Việt Nam (Công ty TNHH ARFY Việt Nam) thì Công ty ở nước ngoài thuộc đối tượng thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà thầu nước ngoài theo quy định tại Điều 1 Thông tư 103/2014/TT- BTC.
Công ty ở Thái Lan có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (cung cấp dịch vụ cho Công ty ở Việt Nam) không thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam thì khoản thu nhập của Công ty ở Thái Lan sẽ chỉ chịu thuế ở Thái Lan theo hướng dẫn tại Điều 7 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Thái Lan.
Để được hưởng miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam của công ty tại Thái Lan thì Công ty TNHH ARFY Việt Nam thực hiện nộp hồ sơ đề nghị miễn giảm thuế theo Hiệp định thuế được quy định tại Điều 62 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
– Trường hợp 2: Công ty TNHH ARFY Việt Nam cung cấp dịch vụ cho công ty tại Thái Lan. Công ty tại Thái Lan giữ lại phần thuế để nộp thay cho Công TNHH ARFY Việt Nam tại Thái Lan, Công ty TNHH ARFY Việt Nam tham khảo nội dung hướng dẫn tại công văn số 5269/TCT-HTQT ban hành ngày 15/11/2017 của Tổng cục Thuế.

Khoản 1, Điều 7 (Lợi tức doanh nghiệp) của Hiệp định thuế giữa Việt Nam – Malaysia và Việt Nam -Lào quy định:

“1. Lợi tức của một xí nghiệp của một Nước ký kết sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó, trừ trường hợp xí nghiệp có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Nước kia. Nếu xí nghiệp có hoạt động kinh doanh theo cách trên, thì các khoản lợi tức của xí nghiệp có thể bị đánh thuế tại Nước kia nhưng chỉ trên phần lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú đó.”

– Đối với trường hợp của Công ty TNHH nghiên cứu Đông Dương (Việt Nam) – sau đây gọi tắt là Công ty Đông Dương:

Căn cứ các thông tin, tài liệu do Cục Thuế TP. Hà Nội cung cấp kèm theo công văn số 60582/CT-TTHT,

Công ty Đông Dương thực hiện 02 Hợp đồng dịch vụ với Công ty Green Zebras SDN BHD (có trụ sở tại Malaysia) với nội dung nghiên cứu thị trường tại Việt Nam. Do các dịch vụ này được thực hiện tại Việt Nam không thông qua cơ sở thường trú tại Malaysia nên thu nhập Công ty Đông Dương thu được không phải chịu thuế TNDN tại Malaysia.

Do đó, đối với trường hợp này:

+ Phần thuế Công ty Green Xebras SND BHD giữ lại 10% để nộp thuế thu nhập cho Cơ quan thuế Malaysia, Công ty Đông Dương không được khấu trừ vào số thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam và không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

+ Do không có cơ sở thường trú tại Malaysia và không phải nộp thuế TNDN tại Malaysia, Công ty Đông Dương có thể đề nghị Cơ quan thuế Malaysia hoàn lại số thuế TNDN mà Công ty Green Xebras SND BHD đã nộp thay.

– Đối với trường hợp của Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hoá chất – sau đây gọi tắt là CECO:

Do Hợp đồng cung cấp không đầy đủ, chỉ có một số trang nên Tổng cục Thuế không có cơ sở xác định CECO có cơ sở thường trú (CSTT) tại Lào hay không. Do đó, Tổng cục Thuế hướng dẫn về nguyên tắc như sau:

Trường hợp CECO tiến hành kinh doanh tại Lào có CSTT tại Lào thì phải nộp thuế TNDN tại Lào. Số thuế TNDN đã nộp được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ Lào theo quy định pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam.

Trường hợp CECO tiến hành kinh doanh tại Lào không có CSTT tại Lào thì CECO phải liên hệ với Cơ quan thuế Lào để đề nghị hoàn lại số thuế đã nộp. Đối với số thuế TNDN được hoàn, CECO không được khấu trừ vào số thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam và không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

+ Tại Điều 11 hướng dẫn xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh như sau:

“Điều 11. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh

  1. Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

1.1. Nghĩa vụ thuế

Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu doanh nghiệp đó có một cơ sở thường trú tại Việt Nam và thu nhập đó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ sở thường trú đó. Trong trường hợp này doanh nghiệp đó chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam trên phần thu nhập phân bổ cho cơ sở thường trú đó.

1.2. Định nghĩa cơ sở thường trú

1.2.2. Một doanh nghiệp của một Nước ký kết sẽ được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua một cơ sở thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp chủ yếu sau đây:

Doanh nghiệp đó thực hiện việc cung cấp dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn ở Việt Nam thông qua nhân viên của doanh nghiệp hoặc một đối tượng khác với điều kiện các hoạt động dịch vụ nói trên trong một dự án hoặc các dự án có liên quan, kéo dài tại Việt Nam trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian gộp lại quá 183 ngày trong mỗi giai đoạn 12 tháng.

Liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, mặc dù tại Hiệp định có quy định cơ sở thường trú bao gồm việc cung cấp dịch vụ tư vấn ở Việt Nam thông qua nhân viên của doanh nghiệp hoặc một đối tượng khác với điều kiện các hoạt động dịch vụ nói trên trong một dự án hoặc các dự án có liên quan, kéo dài tại Việt Nam trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian gộp lại quá 183 ngày trong mỗi giai đoạn 12 tháng, nhưng do tính chất của dịch vụ, thời gian cung cấp dịch vụ không kéo dài quá 6 tháng trong một giai đoạn 12 tháng, trong khi đó, ba điều kiện về cơ sở thường trú tại Điểm 1.2.1 nêu trên vẫn thỏa mãn thì việc cung cấp dịch vụ vẫn được coi là có một cơ sở thường trú tại Việt Nam.”

Căn cứ Điều 62 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Hiệp định thuế):

“I. Đối với nhà thầu nước ngoài:

Ngoài hồ sơ khai thuế, nhà thầu nước ngoài thực hiện thêm hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế.

a) Đối với phương pháp khấu trừ, kê khai:

Khi tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế cho cơ quan thuế cùng thời điểm tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý. Hồ sơ gồm:

Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

 Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

Bản sao hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;

Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.

Trường hợp năm trước đó người nộp thuế đã có hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì các năm tiếp theo chỉ cần gửi các bản sao hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài mới (nếu có) có xác nhận của người nộp thuế.

Khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế gửi Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự của năm tính thuế đó và xác nhận về việc thực hiện hợp đồng của các bên ký kết hợp đồng cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

b) Đối với phương pháp trực tiếp:

Đối với hoạt động kinh doanh và các loại thu nhập khác:

Trong thời hạn 15 ngày trước thời hạn khai thuế, nhà thầu nước ngoài hoặc bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập cho nhà thầu nước ngoài gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế, hồ sơ gồm:

 Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

 Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của  nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

Bản sao hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có xác nhận của người nộp thuế;

Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.

Trường hợp năm trước đó đã có hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì các năm tiếp theo chỉ cần gửi các bản sao hợp đồng kinh tế mới ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài (nếu có) có xác nhận của người nộp thuế.

Trong thời hạn 15 ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc trước khi kết thúc năm tính thuế (tùy theo thời điểm nào diễn ra trước) nhà thầu nước ngoài gửi bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự của năm tính thuế đó cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập. Trong phạm vi 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận cư trú, bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chỉ trả thu nhập có trách nhiệm nộp cho cơ quan thuế bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú này.

 Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được Giấy chứng nhận cư trú thì nhà thầu nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự trong quỷ ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.

c) Đối với phương pháp hỗn hợp:

Trong thời hạn 15 ngày trước thời hạn khai thuế, nhà thầu nước ngoài gửi cho cơ quan thuế nơi đăng ký thuế hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế Hồ sơ gồm:

 Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

 Bản sao hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có xác nhận của người nộp thuế;

Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.

Trường hợp năm trước đó đã có hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì các năm tiếp theo chỉ cần gửi các bản sao hợp đồng kinh tế mới ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế (nếu có).

Trong thời hạn 15 ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc trước khi kết thúc năm tính thuế (tùy theo thời điểm nào diễn ra trước) nhà thầu nước ngoài gửi Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự của năm tính thuế đó cho cơ quan thuế nơi đăng ký thuế.

Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được Giấy chứng nhận cư trú thì nhà thầu nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.

Căn cứ vào quy định nêu trên và nội dung văn bản hỏi, Cục Thuế tỉnh Bình Dương hướng dẫn về nguyên tắc như sau:

Trường hợp Công ty Velcro China có trụ sở tại Trung Quốc (sau đây gọi là Nhà thầu nước ngoài) có thu nhập từ việc thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ và đào tạo tại Việt Nam (gọi là lợi tức doanh nghiệp) trên cơ sở thỏa thuận không số ngày 01/01/2020 giữa Nhà thầu nước ngoài với Công ty TNHH Velcro Việt Nam thì dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu bao gồm thuế GTGT và thuế TNDN theo quy định tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính. Công ty TNHH Velcro Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thay thuế nhà thầu cho Công ty Velcro China.

Trường hợp nếu Nhà thầu nước ngoài đáp ứng điều kiện không có cơ sở thường trú tại Việt Nam theo quy định chi tiết tại Điều 5 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Trung Hoa và hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 205/2013/TT-BTC thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (không được miễn thuế GTGT) theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Trung Hoa. Về thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Hiệp định thuế), Nhà thầu nước ngoài hoặc một tổ chức, cá nhân được Nhà thầu nước ngoài ủy quyền hợp pháp lập hồ sơ thông báo miễn, giảm theo Hiệp định theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Thông tư 80/2021/TT-BTC nêu trên.

 

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
Được hỗ trợ bởi Dịch